Cấu tạo và ứng dụng của biến tần cầu trục pa lăng

a. Cấu tạo của Biến tần

Biến tần là một thiết bị điện tử được sử dụng để điều chỉnh tốc độ động cơ bằng cách thay đổi tần số nguồn điện đầu vào. Biến tần bao gồm ba bộ phận cơ bản: mạch chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều (cầu chỉnh lưu), bộ lọc hay (mạch một chiều trung gian), và mạch nghịch lưu IGBT. Ngoài ra, biến tần còn được trang bị thêm bộ điện kháng xoay chiều, bộ điện kháng một chiều, điện trở xả, bàn phím điều khiển, màn hình hiển thị và các bộ phận khác tùy thuộc vào mục đích sử dụng.


b. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của biến tần rất đơn giản. Ban đầu, nguồn điện 1 pha hoặc 3 pha được chỉnh lưu và lọc để tạo ra nguồn điện một chiều bằng phẳng. Điện áp đầu vào có thể là 1 pha hoặc 3 pha, tuy nhiên, nó sẽ ở mức điện áp và tần số cố định (ví dụ 380V/50Hz).

Sau đó, điện áp một chiều được lưu trữ trong giàn tụ điện và được biến đổi thành điện áp xoay chiều 3 pha đối xứng thông qua quá trình nghịch lưu. Bằng cách sử dụng bộ biến đổi IGBT (tranzito lưỡng cực có cổng cách điện), điện áp xoay chiều 3 pha được tạo ra thông qua phương pháp điều chế độ rộng xung PWM. Bộ biến đổi IGBT hoạt động giống như một công tắc bật và tắt cực nhanh để tạo ra dạng sóng đầu ra của biến tần. Nhờ đó, biến tần có thể điều chỉnh tốc độ động cơ thông qua việc thay đổi tần số của nguồn điện đầu vào, giúp tiết kiệm năng lượng và gia tăng tuổi thọ của động cơ.

Nhận xét